.
.
.
.

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TRẺ TỪ 24 – 36 THÁNG TUỔI

  1. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
  2. Phát triển vận động
  • Tập động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp như: tập hít vào thở ra, vận động tay, lưng, bụng, lườn.
  • Tập các vận động cơ bản và phát triển tố chất ban đầu:

+  Chân: ngồi xuống, đứng lên.

+  Bò, trườn: bò thẳng hướng và có vật trên lưng, bò chui qua cổng, bò, trườn qua vật cản.

+  Đi, chạy: đi theo lệnh, đi trong đường hẹp, đi có mang vật trên tay, chạy theo hướng thẳng, đứng co 1 chân.

+  Nhún bật: bật tại chỗ, bật qua vạch kẻ.

+  Tập tung, ném, bắt: tung – bắt bóng cùng cô, ném bóng về phía trước, ném bóng vào đích.

  • Cử động của bàn tay, ngón tay và phối hợp tay mắt:

+  Xoa tay, chạm các đầu ngón tay với nhau, nhào, đảo, vò xé.

+  Đóng cọc bàn gỗ.

+  Tập xâu, luồn dây, cài, cởi cúc, buộc dây. Chồng, xếp 6-8 khối.

+  Tập cầm bút tô, vẽ, lật mở trang sách.

  1. Dinh dưỡng sức khỏe:
  • Luyện tập nề nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt như: chế độ ăn cơm và các loại thức ăn khác nhau, thói quen trong ăn uống và chế độ ngủ 1 giấc, tập một số thói quen tốt trong sinh hoạt (ăn chín, uốn chín, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, vứt rác đúng nơi quy định)
  • Làm quen  với việc tự phục vụ và giữ gìn vệ sinh.
  • Tập tự phục vụ: tự ăn cơm, uống nước, mặc quần áo, đi dép trong nhà vệ sinh,..
  • Nói chuyện với người lớn khi có nhu cầu: ăn, ngủ, vệ sinh.
  • Đi vệ sinh đúng nơi quy định.
  • Tập một số thao tác đơn giản trong rửa tay, lau mặt.
  1. Nhận biết và phòng tránh một số nguy cơ không an toàn
  • Trẻ nhận biết được một số vật dụng nguy hiểm, những nơi nguy hiểm không được phép sờ vào hoặc đến gần.
  • Nhận bết một số hành động nguy hiểm và phòng tránh.
  1. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
  2. Tập luyện và phối hợp các giác quan (thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác)
  • Tìm đồ vật cất giấu, nghe và nhận biết âm thanh phát ra của một số đồ vật, con vật quen thuộc.
  • Sờ nắn, nhìn, ngửi, đồ vật, hoa quả để nhận biết đặc điểm nổi bật.
  • Sờ nắn đồ vật, đồ chơi để nhận biết cứng – mềm, trơn – xù xì.
  1. Nhận biết
  • Gọi tên, chức năng một số bộ phận cơ thể của con nguời.
  • Tên gọi, đặc điểm nổi bật, công dụng và cách sử dụng một số đồ dùng, đồ chơi, phương tiện giao thông quen thuộc với trẻ.
  • Tên gọi và đặc điểm nổi bật của một số con vật, hoa quả quen thuộc với trẻ.
  • Một số màu cơ bản, kích thước, hình dạng, số lượng, vị trí trong không gian,…
  • Biết tên cô, bạn, người thân và các đồ dùng đồ chơi của bản thân, lớp học.
  1. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
  2. Lắng nghe:
  • Nghe lời nói với sắc thái tình cảm khác nhau.
  • Nghe các từ chỉ tên gọi đồ vật, sự vật, hành động quen thuộc.
  • Nghe và thực hiện một số yêu cầu bằng lời nói (cái gì? làm gì? để làm gì? ở đâu?)
  • Nghe các bài hát, đồng dao, bài hát và truyện ngắn.
  1. Nói chuyện
  • Phát âm các âm khác nhau.
  • Sử dụng các từ chỉ đồ vật, con vật, đặc điểm, hành động quen thuộc trong giao tiếp.
  • Đặt câu hỏi và trả lời: làm gì? ở đâu? thế nào?.
  • Thể hiện nhu cầu, mong muốn và hiểu biết bằng 1-2 câu đơn giản và câu dài.
  • Đoc các đoạn thơ, bài thơ ngắn có câu 3-4 tiếng, kể lại đoạn truyện được nghe nhiều lần, có gợi ý
  • Dùng từ thể hiện sự lễ phép khi nói chuyện với người lớn.
  • Lắng nghe khi người lớn đọc sách. Xem tranh và gọi tên các nhân vật, sự vật, hành động gần gũi trong tranh.
  1. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM, KỸ NĂNG XÃ HỘI, THẨM MỸ 
  2. Tình cảm
  • Nhận biết tên gọi, một số đặc điểm bên ngoài bản thân, nhận biết đồ dùng đồ chơi yêu thích của mình.
  • Thực hiện yêu cầu đơn giản của cô.
  • Thể hiện cảm xúc: vui, buồn, tức giận.
  1. Kỹ năng xã hội
  • Giao tiếp với cô, bạn, người thân và những người xung quanh. Chơi thân thiện với bạn và nhường đồ chơi cho bạn.
  • Sử dụng đồ chơi, quan tâm tới vật nuôi.
  • Thực hiện một số hành vi trong giao tiếp: chào, tạm biệt, cảm ơn,
  • Thực hiện một số quy định đơn giản trong sinh hoạt ở nhóm lớp (xếp hàng chờ đến lượt, để đồ chơi vào nơi quy định)
  1. Cảm xúc thẩm mỹ
  • Nghe nhạc với các giai điệu khác nhau, nghe âm thanh của các nhạc cụ.
  • Hát và tập vận động đơn giản theo nhạc.
  • Vẽ các đường nét khác nhau: nặn, xé, vò, xếp hình.
  • Xem tranh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *