.
.
.
.

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC THÁNG 1/2024, LỚP CHỒI LÁ

Bài thơ Đi chợ tết

Chiếc xe ba bánh
Bố mới mua về
Bé chở búp bê
Đi chơi chợ Tết.
Búp bê đừng sợ
Yên tâm chị đèo.
Búp bê nghe vậy
Mắt cười trong veo.
Bé hát, bé reo
Đạp xe quay tít.
Bé chở búp bê
Đi chơi chợ Tết…

BÀI THƠ MÙA XUÂN

Dung dăng dung dẻ
Dẫn trẻ đi chơi.
Mùa xuân đến rồi
Ánh xuân tươi sáng.
Đám mây bông trắng
Nổi giữa trời xanh.
Gió đưa bồng bềnh
Cao vời lồng lộng.
Vườn thênh thang rộng
Cỏ non xanh rờn.
Hoa đào tươi thắm
Vườn xuân đầm ấm
Ríu rít chim ca.

Bài thơ: TẾT ĐANG VÀO NHÀ

Hoa đào trước ngõ
Cười vui sáng hồng
Hoa mai trong vườn
Rung rinh cánh trắng
Sân nhà đầy nắng
Mẹ phơi áo hoa
Em dán tranh gà
Ông treo câu đố
Tết đang vào nhà
Sắp thêm một tuổi
Đất trời nở hoa.

Bài hát: SẮP ĐẾN TẾT RỒI

Sắp đến tết rồi đến trường rất vui sắp đến tết rồi về nhà rất vui
Mẹ đang may áo mới nhé ai cũng vui mừng ghê
Mùa xuân này em đã lớn biết đi thăm ông bà..
Sắp đến tết rồi đến trường rất vui sắp đến tết rồi về nhà rất vui
Mẹ đang may áo mới nhé ai cũng vui mừng ghê
Mùa xuân này em đã lớn biết đi thăm ông bà.

Bài hát: Bé đón tết sang

Bé thấy mai vàng biết sắp xuân sang
Mang câu đối treo chúc mừng năm mới
Chiếc bánh chưng to ngũ quả mâm tròn
Đôi dưa hấu xanh cúng đêm giao thừa
Bé chúc ông bà trẻ mãi không già
Ông khen bé ngoan lì xì tuổi mới
Bé với ba mẹ sẽ mãi vui xuân
Đi xem múa lân ô kìa pháo hoa
Bé thấy mai vàng biết sắp xuân sang
Mang câu đối treo chúc mừng năm mới
Chiếc bánh chưng to ngũ quả mâm tròn
Đôi dưa hấu xanh cúng đêm giao thừa
Bé chúc ông bà trẻ mãi không già
Ông khen bé ngoan lì xì tuổi mới
Bé với ba mẹ sẽ mãi vui xuân
Đi xem múa lân ô kìa pháo hoa

Bài hát: Tết đong đầy

Ngoài đường đông vui tràn ngập bao tiếng ca, xuân năm nay đã đến rồi em ơi
Người người bên nhau tạm biệt năm cũ qua xuân yên vui về khắp bên mọi nhà
Xuân năm nay đến, bao nhiêu câu chúc, chúc gia đình nhà nhà luôn hạnh phúc
Hoa mai đua sắc cùng rạo rực đón xuân hy vọng một năm mới luôn bình an
Mẹ nấu bánh chưng xanh, làn gió khẽ lay đưa
Cùng tiếng múa lân vang tùng cheng tùng cheng thích mê chưa
Đàn cháu chúc ông bà nhiều sức khỏe vui tươi, nồng ấm cứ đong đầy,
Cùng nhau chào xuân đến bên ta
Tết đong đầy
Xuân năm nay vui hơn năm qua, phúc lộc tài về với muôn mọi nhà
Tay trong tay anh và em luôn vui ca, phúc đong đầy là cái tết sum vầy
Lá la là lá la là lá la la tết đong đầy
Lá la là lá la là lá la la tết đong đầy

Chuyện kể: Sự tích bánh chưng, bánh dày

Ngày xưa, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con.
Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng: “Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho”.
Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng.
Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu) có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ. Vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên ông lo lắng không biết làm thế nào.
Một hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: “Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành.”
Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Dầỵ Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái.
Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Ôi thôi, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Dầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu con trai thứ 18.
Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *